Home » Tài liệu hướng dẫn » Huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng máy nông nghiệp – Phần 3

Huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng máy nông nghiệp – Phần 3

Tài liệu“Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng máy trong sản xuất nông nghiệp”

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, cơ khí hoá nông, lâm, ngư nghiệp có bước tăng trưởng nhanh về số lượng, chủng loại máy móc, thiết bị. Tính đến 2007, cả nước có trên 400 nghìn máy kéo các loại với tổng công suất khoảng 4,5 triệu mã lực (CV), tăng 2,7 lần so với năm 2001; mức độ trang bị động lực bình quân toàn quốc đạt 1,16 CV/ha canh tác. Chủng loại máy móc đa dạng, chủ sở hữu các loại máy kéo nhỏ (dưới 15 CV) có tới 95% là hộ gia đình nông dân. Việc đào tạo, huấn luyện kiến thức cho nông dân để vận hành máy nông nghiệp an toàn, hiệu quả có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong khuôn khổ Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì biên soạn bộ tài liệu “Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng máy trong sản xuất nông nghiệp”. Tài liệu gồm 6 phần:

Phần1: Những biện pháp an toàn chung trong sử dụng máy nông nghiệp

Phần 2: Biện pháp đảm bảo an toàn trong sử dụng máy kéo, máy làm đất

Phần 3: Biện pháp đảm bảo an toàn trong sử dụng máy gieo, cấy và chăm sóc bảo vệ cây trồng

Phần 4: Biện pháp đảm bảo an toàn trong sử dụng máy thu hoạch và vận chuyển nông thôn

Phần 5: Biện pháp đảm bảo an toàn trong sử dụng các máy tĩnh tại

Phần 6: Những biện pháp xử lý tai nạn lao động trong sử dụng máy nông nghiệp.

Bộ tài liệu biên soạn trên tinh thần dễ hiểu và cụ thể, coi trọng hình ảnh minh họa hơn diễn giải mang tính lý thuyết, phục vụ đối tượng chủ yếu là nông dân. Đồng thời, tài liệu này có thể sử dụng trong huấn luyện sử dụng máy nông nghiệp. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được sự hợp tác, phối hợp của các cơ quan thuộc Bộ lao động, thương binh và xã hội, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Bảo hộ Lao động (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam). Ban Biên tập xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu trên và rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để bổ sung, hoàn thiện bộ tài liệu này.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc./.

BAN BIÊN TẬP