Cập nhật: 12/11/2012
Phải quản lý được thành phần, chất đất, chất lượng nguồn nước dùng cho tưới, rửa rau, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì, quy trình bảo quản theo VIETGAP:
-Phân hữu cơ, phân ủ: xử lý theo quy trình ủ vi sinh Tam Nông bằng Trichoderma,bảo đảm không có dư lượng kim loại nặng, giun sán ký sinh và các loại côn trùng đất gây hại cây con, rắc đều vào hốc hoặc rãnh gieo.
-Phân khoáng phải dùng cân đối các loại đa lượng (N-P-K), trung lượng (SiO2,CaO, MgO, S, Fe), vi lượng (Bo, Mo, Zn…): Sử dụng Lân Nung chảy Văn Điển và Phân Đa yếu tố Văn Điển chuyên dụng cho cây rau, luôn luôn cần sự phối hợp cân đối hợp lý với phân vi sinh vật Tam nông Mibio nhằm giảm chi phí, dư lượng và tăng hiệu quả đầu tư của phân hóa học.
-Thuốc bảo vệ thực vật:
+Diệt trừ được cơ bản các loại sâu hại, trong đó có 60 – 70% do thuốc trừ sâu sinh học, số còn lại do thiên địch để khống chế sâu hại ở ngưỡng an toàn.
+Phòng trừ sâu đất (sùng, nhộng, ấu trùng ve sầu, ấu trùng bọ cánh cứng, bọ hung…): Dùng phối hợp chế phẩm Vi nấm Tam nông (Bemetent/ Nấm Xanh – Nấm trắng) với Tam nông Humate hoặc với Dầu sáp phun ướt bề mặt hạt khô trước khi gieo.
Chỉ khi nào đã diệt xong, các côn trùng mở đường cho nấm bệnh, khỏang 10 ngày sau khi đã dùng Bemetent xử lý hạt; lúc này cây đã có một đôi lá thật, ta phải phối hợp Tam nông Humate với Trichoderma chuyên dụng tưới hoặc phun ướt vào gốc để phòng trừ tuyến trùng và nấm gây bệnh.
+ Phòng trừ sâu hại lá, sản phẩm trên mặt đất: Dùng các loại chế phẩm Tam Nông (Bemetent pha trộn hợp lý với các loại dưỡng chất cho nấm và cho cây kiêm dụng chất bám dính như Amino Dầu sáp, AminoChelate, Amino Đậm đặc,… phun vào các giai đoạn quan trọng, đặc biệt hiệu quả khi côn trùng lột vỏ, hóa nhộng, hóa bướm, lột xác, mới nở từ trứng.
+ Khi cây ra hoa nên dùng thêm Amino Bo nhằm tăng lượng hạt phấn, tăng đậu quả. Khi hạt vào chắc, nên dùng Amino Đồng xanh để phòng trừ nấm gây hỏng quả,
1) Rau họ Cải (Thập tự):
Cây con họ Cải (cây rau ăn lá như cải, bắp cải, su hào, xúp lơ…) đều bị bọ Nhảy tấn công, làm chết rũ hoặc còicọc vì ấu trùng ăn hết hệ rễ và bộ lá bị thủng lỗ chỗ, cây không phát triển được. Đây là loại bọ Cánh cứng nhỏ di chuyển nhanh, sinh sản nhiều, con non(sùng) ở trong đất nên khó tiêu diệt bằng thuốc hóa học mà phải dùng thuốc vi nấm (Bemetent + Amino dầu sáp) tưới xuống đất ngay từ khi mới làm đất gieo hạt và phun lên lá khi có lá thật. Sau đó phun loãng chừng ½ nồng độ bình thường,định kỳ 5-7 ngày một lần cho đến lúc thu hoạch. Sâu trên họ Cải quan trọng nhất là sâu Tơ (Plutella), rồi tới sâu Xanh bướm trắng (Pieris) là những loài bị ong ký sinh kiểm soát rất tốt nếu trồng xen được Cải trời và không dùng các hóa chất trừ sâu bệnh. Tốt nhất vẫn là chế phẩm vi nấm ở trên để tham gia kiểm soát từ giai đoạn sâu non, phun định kỳ 7-10 ngày một lần.
2) Rau họ Bầu bí:
Như các loại rau khác, cây con họ Bầu bí thường bị sâu vẽ bùa, dòi đục nõn tấn công cây non, sau khi thành thục chúng thoát ra ngoài phần gốc thân, cổ rễ, để lại những vết thương mà nấm bệnh có thể nhiễm vào, gây héo rũ thứ cấp. Trong những trường hợp này, nên xử lý hạt giống, cây con bằng dung dịch chế phẩm Vi Nấm ngay khi gieo hạt, hoặc khi cây mầm vừa qua khỏi mặt đất.
Việc phun định kỳ phụ thuộc thời gian giữa hai lần đơm hoa mới hay thời gian xuất hiện lá thật mới. Liều dùng loãng và phun thật kỹ vào đọt non và cả hai mặt lá,nhằm phòng trừ sâu ăn lá, hoa; các loài chích hút như rầy mềm, rầy xanh, bọ phấn, bọ trĩ, nhện,… và xua đuổi ruồi đục quả.
3) Rau họ Đậu:
Do sự dự trữ chất dinh dưỡng trong hạt cũng như thân lá, quả non rất cao so với các loại rau khác nên côn trùng gây hại rau họ Đậu cũng nhiều. Trước tiên, cũng cần xử lý hạt tốt và phun sớm từ khi xuất hiện lá thật, phòng trừ ruồi đen(Ciliomyza) vì ấu trùng ruồi này vũ hóa ở nách cuống lá, cổ rễ mở đường cho nấm gây chết héo mà thường dễ nhầm lẫn với nấm gây bệnh. Với đối tượng này, việc phòng trừ định kỳ là nhất thiết cho đến khi thu hoạch, đặc biệt là đậu rau như cô-ve, đậu nành rau.
Việc phun loãng định kỳ để phòng trừ bọ chích hút và sâu ăn tạp cũng phải quan tâm,nhất là nhóm ra hoa hàng ngày.
Đối với các giống Đậu nở hoa đồng loạt trong vài ngày thì việc chống sâu dễ dàng hơn, một lần khi hoa sắp chín và một lần phun bảo vệ quả non là đủ.
Đậu lấy hạt cũng vẫn bị một loài sâu ăn bông (Maruca) cắn hại và làm tổ có màng tơ, khó tiêu diệt.Cần thiết phải phun phòng từ khi bướm xuống đẻ được vài ba ngày. Chế phẩm Vi Nấm TN cũng tỏ ra phòng trừ hữu hiệu các loại sâu hại Lạc.
4) Rau họ Cà:
Các loài sâu hại Cà cần lưu tâm nhất vẫn là nhóm chích hút, do chúng truyền bệnh vi rút gây xoăn lá, khảm lá dẫn tới mất mùa. Phải phun phòng Amino đậm đặc định kỳ 5-7 ngày mộ tlần, tương đương với nhịp thời gian ra lá mới, chồi mới, chùm hoa mới và lứa nở trứng của sâu rầy.
Khi phun kỹ vào nụ hoa, nách lá, bên dưới phiến lá, sâu non của bướm cũng như các loài chích hút bị khống chế không gây dịch hại cho vườn rau.
5) Rau họ Hành tỏi và Hoa tán:
Những loài rau gia vị này thường bị sâu ống và sâu ăn lá gây hại, tuy vậy chúng cũng dễ bị khống chế khi phun phòng thường xuyên và đúng kỳ./.