Home » TIN TỨC - SỰ KIỆN » Kế hoạch sản xuất vụ mùa 2013 của TP Hà Nội

Kế hoạch sản xuất vụ mùa 2013 của TP Hà Nội

 log-go-ha-noi21-150x150

I. Dự báo tình hình

– Khó khăn: vụ mùa thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường về mức độ gây hại, có thể nắng nóng, hạn hán; mưa to, nhiều ngày đầu vụ làm ngập úng lúa mới cấy; bão lụt và sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất; một số vùng còn lệ thuộc vào thuê mướn lao động nên có thể kết thúc cấy mùa sẽ muộn thời vụ; giá cả vật tư nông nghiệp tiếp tục ở mức cao  ảnh hưởng tới chi phí đầu vào sản xuất.

– Thuận lợi: cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ tưới tiêu được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Cán bộ và nông dân thành phố có kinh nghiệm ứng phó với thời tiết bất thuận, phòng chống thiên tai và áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Công tác chỉ đạo, điều hành chủ động, kịp thời.

Cây trồng vụ xuân gieo cấy đúng thời vụ, khả năng lúa trỗ tập trung cuối tháng 4, đầu tháng 5, thu hoạch tập trung cuối tháng 5, sớm hơn năm 2012 khoảng 10 ngày, là điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ mùa và chuẩn bị sản xuất vụ đông.

II. Chủ trương

Chỉ đạo tập trung thu hoạch nhanh, gọn vụ xuân; phân đấu gieo cấy hết diện tích, đảm bảo thời vụ, cấy gọn để tăng hiệu quả phòng chống úng và tạo điều kiện đảm bảo diện tích cây trồng vụ đông. Thực hiện đúng chỉ đạo về cơ cấu các giống lúa ngắn ngày có năng suất và chất lượng; giảm dần diện tích các giống lúa cũ (Q5, KD), tăng cường gieo cấy các giống lúa chất lượng như: Bắc thơm số 7, Nàng Xuân, HT9… và các giống lúa năng suất cao: ĐB5, ĐB6, QR1, Khang dân…

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương mở rộng diện tích trà lúa mùa sớm và cực sớm nhằm tạo thuận lợi và đảm bảo cho kế hoạch gieo trồng cây vụ đông. Bố trí tỷ lệ hợp lý giữa nhóm giống năng suất cao và nhóm giống chất lượng theo nhu cầu của thị trường tiêu dùng nội địa và chế biến vừa đảm bảo tăng năng suất lúa mùa, vừa đạt hiệu quả cao khi tiêu thụ. Các địa phương phải chủ động có kế hoạch chuẩn bị sớm giống lúa và các điều kiện cần thiết khác.

Bố trí kế hoạch sản xuất phải bảo đảm chủ động ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại của các loại sâu bệnh hại chủ yếu đối với vụ lúa mùa, thực hiện theo phương châm phòng ngừa từ xa, phòng trước, tiêu diệt nguồn bệnh kịp thời, coi trọng thực hiện thời vụ, cơ cấu giống, sử dụng phân bón hợp lý.

Đối với các huyện đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật như: gieo sạ, biện pháp thâm canh lúa cải tiến SRI, tăng cơ cấu gieo cấy giống lúa chất lượng cao, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đối với những huyện còn chỉ đạo dồn điền đổi thửa, tập trung cấy sớm và chuẩn bị kỹ phương án tổ chức thực hiện, thu hoạch xong có thể giao ruộng được ngay và tiến hành trồng các loại cây vụ đông phù hợp.

Chủ động xây dựng các phương án phòng chống mưa, bão, úng, sâu bệnh. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng giá trị thu nhập và hiệu quả sản xuất.

III. Kế hoạch sản xuất

Tổng diện tích gieo trồng vụ mùa phấn đấu: 120.000 ha, trong đó:

 Cây lúa: 102.000 ha, năng suất dự kiến: 55,5 tạ/ha, sản lượng: 566.609 tấn;

Cây rau màu: 15.000 ha, bao gồm: ngô 4.100 ha, năng suất dự kiến: 49,5 tạ/ha, sản lượng 20.292 tấn; lạc 650 ha, năng suất phấn đấu: 20 tạ/ha, sản lượng 1.324 tấn; đậu tương 2.100 ha, năng suất dự kiến 19,5 tạ/ha, sản lượng 4.088 tấn; rau đậu các loại 7.600 ha, năng suất dự kiến: 205 tạ/ha, sản lượng 155.938 tấn; khoai lang 550 ha;

Hoa, cây cảnh 1.500 ha; cây khác 1.500 ha.

 IV. Những giải pháp chủ yếu

Để thực hiện tốt kế hoạch diện tích, năng suất cây trồng vụ mùa, cần tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt các giải pháp sau:

1. Cây lúa:

a) Tăng nhanh diện tích lúa chất lượng:

Nhóm giống lúa chất lượng, phấn đấu 30-40% bao gồm: Bắc Thơm số 7 kháng bạc lá, Nàng Xuân, HT9, nếp (nếp hoa vàng, nếp 97).

Nhóm giống năng suất 60-70% bao gồm: ĐB5, ĐB6, QR1, Khang Dân,…

Dự phòng giống cực ngắn ngày: DT122, P6ĐB, CN2…để cấy bổ xung cho diện tích bị ngập úng.

b) Thực hiện gieo cấy đúng  thời vụ:

Thu hoạch nhanh gọn lúa xuân, làm đất cấy ngay lúa mùa: thực hiện khẩu hiệu ”xanh nhà hơn già đồng”, ”lúa chín hoa ngâu”, ”Thu hoạch đến đâu làm đất và gieo cấy ngay đến đó”. Phấn đấu gieo cấy trà cực sớm và sớm xong trước 30/6 đạt 80% và thu hoạch trước 25/9 để tăng hiệu quả phòng chống úng và đảm bảo diện tích trồng cây vụ đông. Các giống ngắn ngày trà cực sớm và sớm gieo mạ từ 1-15/6, cấy từ 12-25/6, thu hoạch trước 25/9; trà trung (20%) gieo mạ từ 15/6 đến 20/6. Phấn đấu đến 5/7 toàn thành phố cấy cơ bản xong lúa vụ mùa.

c) Thực hiện tốt các biện pháp thâm canh:

May cay lua HAMCOSử dụng giống lúa cấp xác nhận trở lên, gieo mạ thưa và chăm sóc đúng kỹ thuật. Chỉ đạo chặt chẽ giữa khâu làm đất và gieo mạ để khi cấy mạ có 2,5 – 4 lá, cấy 1-2 dảnh/khóm, mật độ cấy 35-40 khóm/m2, những nơi áp dụng tốt biện pháp kỹ thuật có thể cấy thưa hơn. Mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy, thực hiện tốt các biện pháp thâm canh tăng cường chống chịu sâu bệnh. Không cấy giống lúa nhiễm bạc lá ở những nơi hàng năm bệnh bạc lá gây hại nặng. Làm cỏ sớm, bón phân cân đối, hợp lý, bón tập trung, bón sớm, không bón thừa đạm, tăng cường sử dụng các loại phân bón tổng hợp, phân bón chuyên dùng. Chủ động điều tiết nước theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.

d) Chuẩn bị tốt phương tiện phòng chống mưa, bão, úng:

Kiểm tra các công trình thuỷ lợi, các thiết bị máy móc, sửa chữa tu bổ xong trong tháng 5. Nạo vét kênh tiêu, áp trúc tôn cao khép kín các bờ vùng. Thực hiện tốt phương án phòng chống úng, hạn vụ mùa. Nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo điều hành nước tưới của toàn ngành. Tranh thủ lấy nước vào giờ thấp điểm để tiết kiệm chi phí điện năng.

2. Cây màu:

Đậu tương: gieo trồng các giống DT84, DT26, ĐVN5, ĐVN6… để làm giống cho vụ đông. Các địa phương sản xuất giống đậu tương hè thu cần thực hiện đúng quy trình sản xuất và kiểm định giống để có giống đảm bảo chất lượng  phục vụ sản xuất vụ đông.

Ngô: chủ yếu sử dụng giống ngô lai, nhóm  giống ngắn và trung ngày: LVN4,  LVN45, NK6654, NK66…; nhóm giống dài ngày gồm: LVN10, CP888, LVN98, NK72…. Nhóm ngô thực phẩm: ngô nếp HN88, MX2, MX10, Wax44…; ngô ngọt Sugar75, Sugar77…

Thực hiện tốt các quy trình hướng dẫn kỹ thuật của từng cây trồng.

3. Coi trọng công tác phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa và rau màu. Làm tốt công tác dự tính dự báo. Các sâu bệnh thường gây hại nặng vụ mùa là bệnh bạc lá, khô vằn, sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy các loại…Phòng trừ sinh vật hại cây trồng khi đến ngưỡng và theo nguyên tắc “4 đúng”, hạn chế sử dụng thuốc BVTV khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh còn thấp.

Nguồn: http://sonnptnt.hanoi.gov.vn

Nổi bật

Trình tự thông quan và kiểm tra chuyên ngành đối với máy nông nghiệp nhập khẩu

Cập nhật: 04/05/2016 Theo quy định tại  Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 của Bộ ...