Home » TIN TỨC - SỰ KIỆN » Hà Nội: Huyện Thường Tín sơ kết mô hình máy cấy HAMCO vụ xuân 2013

Hà Nội: Huyện Thường Tín sơ kết mô hình máy cấy HAMCO vụ xuân 2013

Cập nhật: 25/5/2013

Ngày 24/5/2013, Trạm khuyến nông Thường tín tổ chức “Hội nghị sơ kết mô hình máy cấy vụ xuân 2013, triển khai kế hoạch máy cấy vụ mùa năm 2013”. Tới dự và chỉ đạo hội nghị có TS.Hoàng Thanh Vân – Thành ủy viên – Giám đốc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, Ông Tô Xuân Cường – Bí thư huyện ủy Thường Tín, Ông Uông Đức Ngọc – Chủ tịch UBND huyện Thường Tín, TS. Đoàn Xuân Thìn – Phó tổng thư ký kiêm chánh văn phòng hội cơ khí nông nghiệp Việt Nam.

So-ket-cay-lua-vu-xuan-bang-may-cay-lua-hamco
TS. Hoàng Thanh Vân – Giám đốc sở NN& PTNT Hà Nội

Tới dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Công ty TNHH máy nông nghiệp & khuyến nông Hà Nội; Phòng trồng trọt, Phòng thông tin tuyên truyền – Trung tâm khuyến nông Hà Nội; Các đồng chí lãnh đạo: Trạm khuyến nông Thường Tín, Trạm bảo vệ thực vật Thường Tín, Phòng kinh tế huyện Thường Tín; Các đồng chí chủ nhiệm các hợp tác xã nông nghiệp, khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn huyện Thường Tín.

Các-đồng-chí-tham-dự-hội-nghị-tham-quam-máy-cấy-lúa-HAMCO
Công ty TNHH máy nông nghiệp & khuyến nông Hà Nội giới thiệu máy cấy lúa HAMCO tại hội nghị

Vụ xuân năm 2013 được sự quan tâm hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân huyện Thường Tín, sự đồng ý của Trung tâm khuyến nông Hà Nội. Trạm khuyến nông huyện phối hợp với công ty TNHH máy Nông nghiệp và khuyến nông Hà Nội thực hiện “Mô hình cấy lúa bằng máy cấy” tại:

– Khu ruộng thực nghiệm của Trạm với diện tích 4,5 mẫu giống lúa RVT.

– HTX NN Xã Duyên Thái với diện tích 01 mẫu giống lúa RVT.

A. Thực hiện quy trình gieo cấy

1. Thời vụ gieo cấy:

* Cấy máy:

– Ngày gieo: 26/01/2013

– Ngày cấy: 15/02/2013

– Lượng giống: 0,8  – 1,0 kg  thóc giống/sào

– Lượng phân bón cho 1 sào: Phân đa yếu tố NPK5:10:3 Con ó: 15 kg + 3,5 kg Đạm + 3 kg Kali.

* Cấy tay:

– Ngày gieo: 26/01/2013  

– Ngày cấy: 15/02/2013

– Lượng giống: 1,5 – 2,0 kg thóc giống/sào

– Lượng phân bón cho 1 sào: Phân đa yếu tố NPK5:10:3 Con ó: 15 kg + 3,5 kg Đạm + 3 kg Kali.

2. chăm sóc:

+ Bón lót:15 kg NPK5:10:3 Con ó + 0.5 kg đạm; ngày 12/02/2013

+ Bón thúc lần 1: 3 kg đạm + 1 kg Kali; ngày 24/02/2013

+ Bón thúc lần 2: 2 kg Kali; ngày 03/4/2013

Các biện pháp chăm sóc khác như lúa cấy đại trà:

B. Kết quả đạt được

1. So sánh các phương pháp gieo cấy

Bảng 1: Các chỉ tiêu theo dõi và các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất của từng phương pháp.

STT

Chỉ tiêu

So sánh các phương pháp gieo cấy

Cấy máy

Cấy tay

1

Ngày gieo

26/01/2013

26/01/2013

2

Ngày cấy

15/02/2013

15/02/2013

3

Mật độ cấy( khóm/m2)

30

40

4

Ngày trỗ

30/4- 4/5/2013

02/5- 6/5/2013

5

Thời gian sinh trưởng

120

123

6

Chiều cao cây (cm)

115

113

7

Chiều dài bông ( cm)

23,4

23,1

8

Số bông/ khóm

9.1

6,5

9

Số hạt/bông

158

146

10

Tỷ lệ hạt chắc

81

79

11

P1000(g)

20

20

12

NS lý thuyết (tạ/ha)

69.86

59.05

13

Ước NS thực thu (tạ/ha)

56

52

Dự kiến ngày thu hoạch

25/5/2013

28/5/2013

Nhận xét:

Về thời gian sinh trưởng: Phương pháp cấy máy rút ngắn được 3 ngày so với phương pháp cấy tay.

Về năng suất: Phương pháp cấy bằng máy phát huy được hiệu ứng hàng sông, hàng biên tạo được ruộng lúa thông thoáng, cây cao, bông nhiều, dài hơn, tỷ lệ hạt chắc cao và cho năng suất cao hơn so với cấy bằng tay.

Cay-lua-may-cay-lua-hamco-vu-xuan-2013
Ruộng lúa xã Duyên Thái – Cấy bằng máy cấy lúa HAMCO

Bảng 2: Tình hình sâu bệnh giữa 2 phương pháp

STT

Sâu Bệnh

So sánh các phương pháp gieo cấy

Cấy máy

Cấy tay

1

Sâu cuốn lá

1-3

2

Bệnh đạo ôn

1-3

3-5

3

Bệnh khô vằn

1-3

5-7

4

Rầy nâu

1-3

3-5

Ghi chú: Các phương pháp có sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh hại.

– Sâu cuốn lá( điểm): 0-1-3-5-7-9                   

– Rầy (điểm): 0-1-3-5-7-9

– Bệnh đạo ôn( điểm): 0-1-3-5-7-9                    

– Bệnh khô vằn (điểm): 0-1-3-5-7-9

Điểm 0: không nhiễm, điểm 1: nhiễm nhẹ…… điểm 9 nhiễm nặng.

Nhận xét:

Nhìn vào bảng kết quả theo dõi giữa 2 phương pháp cấy máy và cấy tay cho thấy phương pháp cấy máy nhiễm sâu bệnh nhẹ hơn so với cấy tay do cấy máy sử dụng khoảng cách hàng sông, hàng biên thưa hơn nên ruộng lúa thông thoáng nhận được nhiều ánh sáng hơn.

 C. Kết luận và đề nghị:

1. Kết luận:

– Quy trình làm mà đơn giản, sử dụng mạ thảm (gieo trên sân, dưới ruộng) hoặc mà khay. Chi phí làm mạ như gieo mạ thông thường, có khả năng phát huy các khâu dịch vụ cho các tổ, nhóm, HTX NN.

– Cây mạ khi cấy không bị đứt rễ, còn đất ở gốc, hạn chế bị chết rét, tăng khả năng bén rễ hồi xanh cho lúa

– Giảm chi phí sản xuất (giảm lượng giống, công cấy), giải phóng sức lao động, giảm phụ thuộc vào thuê mướn nhân công trong lúc thời vụ, tăng thu nhập cho người trồng lúa.

– Đẩy nhanh tiến độ cấy lúa trong khung thời vụ tốt nhất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

– Phát huy được lợi thế hiệu ứng mật độ, đường biên rộng nên ruộng lúa thông thoáng, nhiều ánh sáng, ít sâu bệnh, bông to dài và đều hơn, cho năng suất cao hơn so với cấy tay.

2. Đề nghị:

– Đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Thường Tín, Trung tâm khuyến nông Hà Nội, Công ty Máy Nông nghiệp và khuyến nông Hà Nội tiếp tục hỗ trợ, mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy cấy nhằm góp phần thực hiện cơ giới đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp.

–  Đề nghị BQT HTX NN thành lập các tổ dịch vụ trong khâu gieo mạ và cấy lúa bằng máy.

– Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của nhân dân./.

Lý Văn Duy – HAMCO.,LTD


Nổi bật

Trình tự thông quan và kiểm tra chuyên ngành đối với máy nông nghiệp nhập khẩu

Cập nhật: 04/05/2016 Theo quy định tại  Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 của Bộ ...