Home » Tài liệu hướng dẫn » Hướng dẫn kỹ thuật gieo mạ nền cho máy cấy lúa HAMCO

Hướng dẫn kỹ thuật gieo mạ nền cho máy cấy lúa HAMCO

      Công ty TNHH máy nông nghiệp và khuyến nông Hà Nội giới thiệu kỹ thuật gieo Mạ nền (Mạ thảm, mạ sân, mạ gieo trên nền cứng) cho máy cấy lúa HAMCO

1. Ngâm ủ hạt giống

      Cách tuyển, ngâm, ủ hạt giống trước khi gieo như phương pháp gieo mạ thông thường bà con đang thực hiện, lưu ý không để mầm và rễ dài để khi gieo các hạt giống dính vào nhau. Mộng gieo tốt nhất có mầm và rễ từ 1mm đến 1,5mm.

      Để dễ dàng và thực hiện tốt, chúng tôi xin hướng dẫn quá trình Ngâm Ủ hạt giống như sau:

a. Tuyển chọn bằng nước muối

– Mục đích: Để chọn được những hạt giống khỏe mạnh.

–  Cách làm: Hòa tan muối trong nước, với tỷ trọng tiêu chuẩn là 1.08 (tỷ lệ 1,5 kg muối và 10 lít nước). Với tỷ trọng 1.08, tỷ lệ nảy mầm giữa các hạt giống sẽ luôn ổn định.

  • Cách nhận biết tỷ trọng 1.08
  • Sử dụng trứng gà
  • Sử dụng tỷ trọng kế

Gieo-ma-cho-may-cay-HAMCO-1 Chú ý

  • Sau khi tuyển chọn 1 hoặc 2 lần tỷ lệ 1.08 sẽ thay đổi.
  • Cần điều chỉnh cho nước có tỷ trọng 1.08
  • Sau khi tuyển chọn được những hạt giống tốt chúng ta cần rửa lại bằng nước sạch, để loại bỏ muối ra khỏi hạt giống. Vì nếu còn lẫn muối, muối sẽ làm cho hạt giống phát triển kém.

b. Ngâm giống

– Sử dụng nước sạch để ngâm với tỷ lệ 1kg giống dùng 3.5 lít nước.

– Thời gian ngâm theo đúng quy trình kỹ thuật đã được ghi trong bao bì thóc giống. Thông thường thời gian ngâm hạt giống từ 36  đến 48 tiếng tùy theo nhiệt độ ngoài trời.

– Trong quá trình ngâm cứ 6 tiếng thì thay nước, rửa chua 1 lần, ngâm cho đến khi thấy hạt thóc hút no nước (hạt thóc trong, nhìn thấy phôi hạt), rồi đãi sạch, để ráo nước sau đó tiến hành ủ.

c. Xử lý hạt giống bằng thuốc xử lý giống và trừ sâu bệnh

– Thực hiện sử lý hạt giống theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc.

– Với phương pháp xử lý ngay từ giai đoạn hạt giống, sẽ mang đến cho bà con nông dân nhiều lợi ích:

– Giảm công phun thuốc, mà vẫn đạt được mục đích phòng trừ dịch hại; công việc trộn thuốc chỉ đơn giản như là thao tác ủ giống, ngót giống bình thường.

– Toàn bộ thuốc được tập trung bảo vệ cây; tránh lãng phí, vì việc phun thuốc trải đều trên mặt ruộng khi cây lúa còn nhỏ là một lãng phí bởi phần lớn thuốc đã không thể tiếp xúc với cây lúa mà rơi vào đất, không phát huy được vai trò phòng trừ dịch hại.

– Cây lúa được bảo vệ ngay từ đầu.

– Việc xử lý giống an toàn hơn cho các sinh vật có ích trong ruộng lúa, so với giải pháp phun.

– Với những hoạt chất tiên tiến, có tính chọn lọc cao, chỉ cần liều dùng cực thấp cũng giải quyết được dịch hại, hạn chế tới mức thấp nhất việc rải hóa chất trên đồng ruộng, phù hợp với chương trình IPM.

– Hiệu ứng xanh cây được mang tới từ các hoạt chất thuốc trừ bệnh tạo điều kiện cho cây khoẻ ngay từ đầu.

d. Ủ hạt giống

– Sau khi hạt giống được ngâm no nước, đãi rửa sạch, cho hạt giống vào túi vải hoặc bao tải có khả năng giữ ẩm, giữ ấm và thoát nước tốt để ủ hạt giống. Tuyệt đối không dùng túi nilon hoặc bao bì khó thoát nước và bí hơi sẽ gây thối hạt giống.

– Thời gian Ủ theo đúng quy trình kỹ thuật đã được ghi trong bao bì thóc giống

– Trong quá trình ủ hạt giống, bà con thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm, luôn để hạt giống đủ ấm và đủ ẩm. 6 tiếng tưới nước 1 lần và đảo hạt giống để hạt nảy mầm đều.

– Khi hạt đã nhú mầm, bà con chú ý cân đối phát triển mầm và rễ đều nhau, khi hạt nứt nanh, nhú mầm như gai dứa, chiều dài của mầm từ 1mm đến 1,5mm bà con đem hạt giống đi gieo. Nếu mầm và rễ quá dài khi gieo sẽ không đồng nhất, nếu mầm không phát triển đủ, quá trình tăng trưởng của thảm mạ sẽ không đều dẫn đến thiếu khóm trên ruộng cấy.

Gieo-ma-cho-may-cay-HAMCO-22Bà con chú ý:

  • Trước khi gieo hạt giống cần được làm ráo nước.
  • Nếu bị ướt sẽ làm cho việc gieo giống không chính xác.
  • Để mộng Mạ nơi có bóng râm cho ráo nước trước khi gieo

2. Chuẩn bị đất gieo mạ

– Dải 1 lớp ni lông mỏng xuống mặt nền đất cứng hoặc sân gạch, bề rộng tấm li nông B = 1,4m, chiều dài tấm li nông L = Chiều dài luống mạ + 10 cm ( Tấm ni lông thừa ra so với luống đất mỗi cạnh 10cm).

– Sử dụng khung sắt hoặc khung gỗ có chiều dày khung từ 16mm đến 20mm, kích thước chiều dài và chiều rộng trong lòng của khung là 2,24m x 0,6 m để làm cữ cho luống mạ (Chiều dài khung có thể làm dài hơn nhưng phải là bội của 22,4cm như: 2,464m, 2,688m, 2,912m…)

– Lấy bùn ở ruộng lúa hoặc ruộng màu, bùn ao, kênh mương (Bùn sạch, xốp, thoáng khí, ít tạp chất, không có sỏi đá) cán đều và phẳng thành luống trên tấm li nông đã đặt trên nền đất cứng hoặc sân gạch theo khung cữ của ô mạ. Tùy theo tập quán canh tác của từng địa phương, bà con có thể sử dụng đất màu, hoặc đất màu bãi Sông nghiền nhỏ để gieo Mạ.

Gieo-ma-cho-may-cay-HAMCO-32 – Nhặt sạch cỏ rác và các vật cứng như: đá, sỏi, vật cứng trong bùn có kích thước theo chiều lớn nhất lớn hơn 5mm. (vì nếu có, sẽ làm kẹt tay cấy của máy).

3. Gieo mạ

– Để cây giống khỏe mạnh cần gieo chính xácđồng nhất.

– Để cấy cho 1 ha lúa (Loại lúa có trọng lượng 1.000 hạt = 20 gram) cần chuẩn bị từ 28 đến 30kg thóc giống, 83 đến 90m2 đất gieo. Tương đương 0,33 kg hạt giống gieo trên 1m2 đất gieo mạ, 3m2 mạ cấy tương đương cho 1 sào bắc bộ 360 m2.

– Với các loại giống có trọng lượng 1000 hạt lớn hơn hoặc nhỏ hơn, thì trọng lượng hạt giống gieo được nhân với tỷ trọng chênh lệch (Ví dụ: giống có trọng lượng 1.000 hạt = 24 gram, tỷ trọng =24/20=1,2; giống có trọng lượng 1.000 hạt = 18 gram, tỷ trọng = 18/20 = 0,9 ).

– Mật độ gieo hạt với loại hạt có trọng lượng 1.000 hạt @ 20 gram là 0,33 kg hạt thóc giống/ m2 đất gieo, khi đó khóm sẽ có số rảnh mạ trung bình là 3. Tùy thuộc theo tập quán canh tác của từng địa phương, nếu cần cấy nhiều rảnh/khóm ta sẽ điều chỉnh trên máy.

Gieo-ma-cho-may-cay-HAMCO-42– Với các loại giống có trọng lượng 1000 hạt lớn hơn hoặc nhỏ hơn, thì trọng lượng hạt giống gieo được nhân với tỷ trọng chênh lệch. (Bà con kiểm tra tỷ trọng của mộng/thóc giống khi gieo bằng mộng, lấy mật độ thóc giống là chỉ tiêu quy chuẩn).

– Tùy theo từng loại giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày hay dài ngày, đẻ nhánh khỏe hay kém, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của vùng miền mà có thể quyết định số lượng thóc giống (hoặc mộng mạ) được gieo trên một đơn vị diện tích. Ví dụ: Gieo mạ ở tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp có thể gieo mạ giống lúa VD 20 (trọng lương 1000 hạt = 21 gram, thời  gian sinh trưởng 95 – 100 ngày) là 0,53 kg thóc giống/1m2 đất gieo, khi đó số cây mạ/khóm là từ 5 đến 7 cây.

Gieo-ma-cho-may-cay-HAMCO-52– Sau khi gieo mộng xong, tung 1 lớp tro bếp hoai (tro bón ruộng) lên trên lớp mộng mạ, trọng lượng của lớp tro là 0,1kg/ m2.

Gieo-ma-cho-may-cay-HAMCO-62– Sau khi gieo dùng vật nhẹ có mặt phẳng như : Bàn xoa, mặt chậu nhôm, thùng xốp… vỗ nhẹ lên trên mặt mộng vừa gieo sao cho mộng ngập vào trong bùn thì dừng lại.

Gieo-ma-cho-may-cay-HAMCO-72– Sau đó tiếp tục tung 1 lớp tro bếp hoai (tro bón ruộng) lên trên, trọng lượng của lớp tro là 0,1kg/ m2.

Gieo-ma-cho-may-cay-HAMCO-82

– Ở Khu vực Miền Nam, bà con có thể sử dụng sơ Dừa để  thay Tro bếp với trọng lượng tương đương và cách làm tương tự.

4. Cắt mạ

– Khi lớp bùn gieo mạ se lại, bà con tiến hành cắt mạ bằng Dưỡng cắt để nhanh và chính xác, thuận lợi cho chăm sóc, chống nứt đất, đảm bảo giữ ẩm. Kích thước miếng mạ được cắt là 22 cmx 60 cm.

Gieo-ma-cho-may-cay-HAMCO-102 5. Kết thúc gieo

– Trong thời gian 3 ngày đầu kể từ khi gieo xong, cần che phủ phía trên luống mạ để chống mưa.

– Chắn xung quanh khu vực gieo mạ để hạn chế chuột, gia cầm phá hoại.

– Che phủ kín ni lông giúp cung cấp đủ nhiệt độ cho hạt giống nảy mầm đối với vụ xuân có nhiệt độ quá thấp (dưới 150 c).

Gieo-ma-cho-may-cay-HAMCO-112 6. Chăm sóc sau khi gieo

– Cần đảm bảo nhiệt độ cho mạ non phát triển đối với vụ Xuân ở Miền Bắc. Khi nhiệt độ quá thấp (dưới 150 c) sẽ làm cho cây mạ sinh trưởng không tốt.

 – Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây mạ, luôn giữ ẩm cho đất.

Gieo-ma-cho-may-cay-HAMCO-92– Tưới nước cho mạ từ ngày thứ 3 trở đi, đảm bảo đất được no nước.

Gieo-ma-cho-may-cay-HAMCO-122– Cây mạ tốt để cấy có khoảng 3 đến 3,5 lá và phải đạt chiều cao trên 10cm.

– Mạ cần có độ dài rễ từ 2,5 đến 3cm, rễ mạ đan xem vào nhau, đảm bảo kết thành thảm khi nhấc lên khỏi mặt đất.

Gieo-ma-cho-may-cay-HAMCO-132– Với thời tiết vụ mùa (hoặc khu vực miền nam) thời gian phát triển của cây mạ là 8 đến 12 ngày.

– Vụ xuân ở phía bắc có thời tiết rét thời gian phát triển của cây mạ là 16 đến 20 ngày.

7. Vận chuyển mạ khi cấy

– Khi cây Mạ đạt yêu cầu, sử dụng các giá có tầng, hoặc cuộn lại để vận chuyển, mạ cuộn lại phải cho chiều rễ phía ngoài.

Gieo-ma-cho-may-cay-HAMCO-142– Phải giữ ẩm cho đất để Mạ từ khi cắt đến khi cấy không bị héo.

8. Làm đất ruộng cấy:

Làm đất cấy bình thường như ruộng cấy bằng tay, mặt ruộng bằng phẳng, chiều sâu trung bình từ 12 đến 15 cm. Yêu cầu đất trước khi cấy phải sạch gốc rạ, cỏ dại…

– Ruộng để lắng bùn tối thiểu 2 đến 3 ngày, không cần làm luống

– Để máy chạy đạt năng suất cao, chất lượng cấy lúa đồng đều, bà con tháo cạn hết nước trên ruộng trước khi cấy, khi mặt ruộng se bùn là cấy được. Thông thường, với ruộng đất thịt là trên 24 giờ, với ruộng đất cát pha là trên 12 giờ.

Gieo-ma-cho-may-cay-HAMCO-152– Bón lót sau khi tháo nước và trước khi cấy để phân bón được nằm sâu trong đất, chống bốc hơi và rửa trôi./.

Theo dõi cây lúa phát triển sau 28 ngày:
http://youtu.be/2rJjvw8L1xo